Đăng bởi: J.B Nguyễn Hữu Vinh | 31/08/2007

Khởi công xây dựng nhà thờ Thánh Tử Đạo Antôn Nguyễn Đích giáo họ Chí Long

Lịch sử Giáo Hội Công giáo Việt Nam từ khi được đón nhận Đức Tin đến nay, đã trải qua nhiều thời kỳ bị bách hại bằng phương thức này hay phương thức khác. Để giữ vững niềm tin đó, người Công giáo Việt Nam đã phải trải qua biết bao những đau khổ, phải trả bằng máu, bằng chính mạng sống mình. Qua các thời kỳ đã nảy sinh rất nhiều tấm gương trung trinh, bất khuất chói ngời giữ vững niềm tin sắt son vào Thiên Chúa: Các Thánh tử đạo Việt Nam.

Cha xứ và Ban Hành Giáo khởi công xây dựng

Chính mạng sống của các đấng Tử Đạo Việt Nam, dòng máu nóng của các Ngài đổ ra trên mảnh đất này, đã làm nên một Giáo Hội Việt Nam ngày hôm nay, như lời Đức Kitô: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, còn nếu nó chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24).

“Trên mảnh đất đã gieo nhiều hạt giống đẫm máu, mảnh đất đó càng phát sinh nhiều vị Tử Đạo, và rồi hạt giống đó sẽ kết thành mùa vàng của Giáo Hội. Các Thánh Tử Đạo chết đi càng là chứng nhân cho Chúa Kitô hơn là lúc còn bình sinh… Máu các Ngài cũng như máu của từng ngàn anh em khác hôm nay đã kết thành mùa lúa vàng cho Giáo Hội Việt Nam” – Hồng Y Palazzini, Bộ trưởng Bộ Phong Thánh trong lời thỉnh cầu lên Đức Thánh Cha John Paull II ngày 19/06/1988.

Việc kính nhớ, tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam, nêu tấm gương của những tâm hồn đạo đức, sẵn sàng chết cho niềm tin, chết cho lời chứng về Thiên Chúa hằng sống, là một việc làm hết sức cần thiết. Nhất là trong giai đoạn xã hội hiện nay, khi những thách đố của cuộc sống hiện đại đang có nhiều nguy cơ làm xói mòn lòng tin của người tín hữu Kitô, nhất là lĩnh vực giáo dục trong gia đình và xã hội cho thế hệ trẻ.

Trong các vị Thánh Tử Đạo Việt Nam, Thánh Antôn Nguyễn Đích là một mẫu gương sáng ngời cho những người gia trưởng, đặc biệt trong việc giáo dục hướng dẫn đức tin cho con cái. Ngoài Thánh Lý Mỹ, người con rể chí hiếu, đã cùng tử đạo một ngày, gia đình ông đã cống hiến hai chứng nhân đức tin: ông Lý Thi, bị xử giảo năm 1858 thời vua Tự Đức (con thứ hai Thánh Antôn Đích), và ông phó Nhâm, người con thứ tư, cương quyết không bước qua Thập Giá, bị đầy lên Cao Bằng và qua đời tại đó.

Thánh nhân đã giáo dục con cái không chỉ bằng lời nói. Mà bằng chính mẫu gương chứng tá đức tin sống động của mình. Vì vậy việc tôn vinh, kính nhớ Thánh Tử Đạo Antôn Nguyễn Đích càng có một ý nghĩa đặc biệt hiện nay, khi mà đời sống đức tin trong các gia đình đang có chiều hướng lỏng lẻo, suy thoái nghiêm trọng trong một xã hội bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng thực dụng, tôn thờ vật chất.

Giáo dân bên tượng Thánh Antôn Nguyễn Đích

Giáo Họ Chi Long gồm 400 nhân danh thuộc Giáo Xứ Đồng Phú, xã Nguyên Lý, Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam do Linh mục Vincent Nguyễn Đăng Xuyên quản nhiệm. Là một giáo họ không lớn, cuộc sống bình lặng như bao giáo họ khác của vùng miền quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng vùng đất nhỏ này, đã trở nên một địa danh chứng kiến và làm nên nhiều chứng tích lịch sử hào hùng của niềm tin Kitô. Nơi đây, đã là cái nôi sản sinh nhiều vị Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nơi đây cũng là nơi sinh thành và nuôi dưỡng nhiều mục tử trong hàng Giáo Phẩm Việt Nam qua các thời kỳ và hiện tại.

Việc xây dựng một ngôi nhà thờ kính Thánh Antôn Nguyễn Đích nơi quê hương của Thánh nhân là một mong ước từ lâu của Giáo dân Họ Chi Long, cũng như những người xuất thân từ mảnh đất đó. Nhưng, là một họ ở vùng thuần nông chiêm trũng, cuộc sống giáo dân ở đây còn quá nhiều khó khăn vất vả, điều kiện kinh tế, vật chất chưa cho phép nên mong ước cũng chỉ là ước mong, mặc dù Linh mục quản xứ và giáo dân từ lâu đã có nhiều cố gắng trong việc dâng cúng, mua sắm đất đai…

Một trong những người con của Chi Long là Linh Mục Giuse Nguyễn An Khang, Chính xứ Xuân Bảng, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Dù công việc của một linh mục chính xứ làm Ngài chịu quá nhiều vất vả và áp lực thì những mong ước của Giáo dân Chi Long luôn canh cánh bên lòng Ngài. Nhưng “có bột mới gột nên hồ” trong khi đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, Ngài hi vọng vào sự giúp đỡ của những ân nhân, của những Giáo hữu xa quê có điều kiện giúp đỡ. Từ lâu Ngài đã có ý định đến với những người anh em xa quê hương, đem những mong ước của Giáo dân và của Ngài mong được sự chia sẻ và giúp đỡ. Nhưng qua 6 năm và qua nhiều lần, việc xin phép của Ngài đi ra nước ngoài đều không được giải quyết. Đầu năm 2007, nhờ một sự may mắn tình cờ, việc đó mới được chấp nhận. Ngài đã đến được với những người anh em, tín hữu xa quê trong một chuyến công du Hoa Kỳ. Ở đó, với những sự cảm thông, với sự chân tình chia sẻ, những anh em, bà con xa quê hương đã gom góp chung sức cùng những ân nhân trong nước để tạo nên một việc có ý nghĩa: Xây dựng ngôi Nhà thờ kính Thánh An tôn Nguyễn Đích.

Ngày 12 tháng 8 năm 2007, tại Giáo họ Chi Long, quê hương cá»§a Thánh nhân và nhiều vị Thánh Tá»­ Đạo Việt Nam, đã long trọng khởi công công trình Nhà thờ Thánh Tá»­ Đạo Antôn Nguyễn Đích. Đây cÅ©ng là ngày ká»· niệm 169 năm được Phúc Tá»­ Đạo cá»§a Thánh nhân. Thánh nhân đã bị xá»­ trảm ngày 12/08/1838 tại pháp trường Bảy Mẫu, Nam Định, dưới đời vua Minh Mạng – người được các sá»­ gia Châu Âu tặng danh xưng: “Néron cá»§a Việt Nam”.

Thánh lễ đồng tế khởi công trọng thể đã quy tụ nhiều vị mục tá»­ là quản xứ, là con cái Chi Long khắp nÆ¡i cùng với toàn thể Giáo dân Chi Long, xứ Đồng Phú và các xứ họ lân cận. Ngoài ra, còn có những ân nhÃ
¢n, giáo dân, từ nhiều nÆ¡i đến chia vui với Giáo họ trong ngày trọng đại này.

Bài giảng trong Thánh lễ, Linh Mục Giuse Mai Xuân Lâm, Chính xứ Khoan Vĩ đã nêu lên những vấn nạn của đời sống xã hội ngày nay như: Khủng hoảng niềm tin và hậu quả là sự dối trá lan tràn, nền giáo dục xuống cấp, nạn tham nhũng thành quốc nạn, đạo đức xã hội suy đồi… đặt ra những thách đố của thời đại hôm nay về Tình yêu, về giá trị đạo đức, về giá trị của Đức tin… Qua đó, các Thánh Tử Đạo Việt Nam như những tấm gương sáng ngời và bất diệt, đã soi sáng cho những tín hữu bước theo con đường đã chọn, củng cố niềm tin vào Đức Ki tô sống với một xã hội ngày càng hiện đại.

Bài giảng cũng đã nói đến những cay đắng, những cực hình mà các Thánh nhân và Giáo Hội đã phải chịu để chứng minh cho niềm tin bất diệt của mình. Điều này đã làm xúc động nhiều con tim những người tham dự. Xúc động những con tim của giáo dân Chi Long, những người đã được lưu truyền nhiều đời về những chứng tích đau khổ của các Thánh nhân. Xúc động những con tim của những khách phương xa đến với mảnh đất đã chịu nhiều thương đau, nơi nảy sinh nhiều Thánh nhân cho Đức tin được tỏa sáng. Xúc động những con tim của những vị mục tử, nhất là những vị già nua đã trải qua những năm tháng ngặt nghèo của Giáo Hội. Xúc động những con tim của những thầy dòng đã phải dở dang cả cuộc đời vì sự khắc nghiệt của thời thế với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Và qua đó, việc xây dựng một ngôi Thánh đường Kính nhớ Thánh tử đạo An tôn Nguyễn Đích càng có ý nghĩa lớn lao.

Việc xây dựng ngôi nhà thờ có ý nghĩa này, là kết quả của một tình yêu mến, kính trọng vô bờ bến đối với các Thánh Tử Đạo Việt Nam, những chứng nhân của Đức tin, những hạt giống đã làm nảy nở và phát triển cộng đồng Công Giáo Việt Nam ngày nay. Một Cộng đồng Công Giáo đã trải qua rất nhiều thử thách khắc nghiệt trong suốt quá trình lịch sử của mình từ khi gieo giống cho đến ngày nay, vẫn kiên vững và ngày càng phát triển vững chắc, mạnh mẽ, bất chấp những khắc nghiệt và những thách đố của nhiều thời đại.

Việc xây dựng ngôi nhà thờ này cũng có là kết quả của những tấm lòng của các ân nhân, vì việc nghĩa mà chung tay gánh vác, hi sinh, của những bà con giáo hữu phương xa vẫn nặng lòng với quê hương, với đất nước. Và đặc biệt hơn, điều đó có ý nghĩa của sự chia sẻ, tận hiến của mỗi người tín hữu Kitô, người mang trong mình một ý niệm: “Chính lúc hiến thân, là khi được nhận lãnh” như lời Thánh Phanxixô Assisi.

Hà Nội, Ngày 13 tháng 8 năm 2007.

Gioan Baotixita Nguyễn Hữu Vinh

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Chuyên mục

%d người thích bài này: