
Những diễn tiến mới của sự việc Thái Hà
Vụ việc ở Nhà thờ Thái Hà đã bước sang một ngã rẽ mới kể từ khi vụ án hình sự được khởi tố.
Người ta khá ngạc nhiên đặt câu hỏi: Trong rất nhiều vụ án tranh chấp đất đai ở Việt Nam, có vụ án nào được khởi tố và bắt người nhanh gọn và dùng một đội quân hùng hậu như vậy không? Có vụ án nào tốn công tốn sức như vậy không?
Ai cũng biết, có những vụ việc cỏn con nhưng cơ quan công quyền Hà Nội phải giải quyết hàng năm trời, thậm chí nhiều năm vẫn không dứt điểm và người dân vẫn cứ khiếu kiện. Một vụ đơn giản nhất, là vụ án nhà không ngõ diễn ra cách đây vài năm, làm tốn bao giấy mực, báo chí, ban ngành họp hành, nhưng vẫn không thể giải quyết nhanh.
Vụ nhà cửa của mẹ ông dân biểu Dương Trung Quốc diễn ra bao năm, đến khi ông là dân biểu vẫn kêu gào mãi mới được. Vụ nhà ở 12 Nguyễn Chế Nghĩa do ông Hoàng Văn Nghiên, cựu chủ tịch TP thuê giá rẻ, cũng bao thời gian để giải quyết không xong. Vụ án kè Hồ Tây, cố tình sửa quy hoạch để đường đi qua nhà cán bộ, vụ mở ngõ đi qua nhà Phó Chủ tịch TP mà dân kêu bao năm, đòi đối thoại trực tiếp… vô vàn vụ án khác cứ như rùa bò. Sự chậm trễ ấy, được giải thích là do nền hành chính chậm chạp, nặng nề.
Duy có ở Nhà thờ Thái Hà, được các cơ quan công quyền ra sức tập trung dư luận bằng truyền thông một chiều, sau đó đã có diễn biến nhanh chóng. Chỉ sau khi lệnh khởi tố ban ra, lần triệu tập đầu tiên với các bị can, đã có đội quân công an hùng hậu đi kèm. Khi giáo dân đến đòi hỏi cùng chịu trách nhiệm, cùng xác định là vụ án trái luật công bằng, thì “công an đã giải thích để giáo dân tự giác giải tán” – theo lời nhà cầm quyền. Chỉ có điều là chỉ “giải thich” bằng cả mấy trăm cảnh sát cơ động với trang bị đầy đủ các phương tiện, công cụ. Giáo dân chỉ “tự giác” khi màn đêm buông xuống, khi roi điện lẹt xẹt đâm thẳng vào người, khi giày đinh đạp lên ngực mà thôi.
Xem xét vụ này, người ta có cảm giác có điều gì đó khá lạ lùng.
Trước hết, cần phải nói đây là một vụ án tranh chấp đất đai thông thường giữa hai bên: Một bên là Nhà thờ Thái Hà, một bên là Công ty May Chiến Thắng, bên liên quan thứ ba là UBND TP Hà Nội.
Lẽ ra, với sự việc đó, UBND TP Hà Nội sẽ là người cầm cân, nảy mực theo lẽ công bằng và công lý để phán quyết đúng tinh thần luật pháp, rõ ràng cho cả hai bên, tôn trọng cả hai bên tranh chấp. Giải quyết vấn đề thấu lý, đạt tình.
Thấu lý, là để cán cân pháp luật được cân bằng, nhất là một Nhà nước pháp quyền. Đạt tình là để yên lòng dân, cả hai bên đều tâm phục, khẩu phục sau khi giải quyết xong tranh chấp. Nếu vụ việc quá phức tạp, có thể đưa ra giải quyết tại một tòa án công minh, sòng phẳng là xong.
Nhưng, cách giải quyết xem ra đã không được bình thường như cần có. Khi mà cả hệ thống báo chí được định hướng là “lên án, đấu tranh” với giáo dân và tu sĩ Thái Hà, bôi họ đen đến mức có thể trước công luận cả nước, trước những người không có thông tin.
Từ một vụ án dân sự, nó đã được hình sự hóa, khi mà người dân đã mòn mỏi chờ đợi suốt 12 năm khiếu nại không được trả lời. Khi trả lời với những văn bản bất nhất, ông chẳng bà chuộc đến buồn cười mà một trẻ nhỏ cũng khó chấp nhận cái lý lẽ giải thích “sinh con rồi mới sinh cha”. Và họ đã phải tiếp cận tài sản mà họ cho là “đương nhiên của họ” đã bị cướp đoạt không đủ cơ sở pháp luật, nay có khả năng bị tẩu tán bất cứ lúc nào bằng cách đập một đoạn tường rào gạch dài 6 mét.
Chúa dạy rằng: “Khi người ta tát má bên phải, thì hãy chìa má trái cho họ” điều đó để nói rằng: Hãy xử sự bằng tình yêu thương thay cho hận thù. Nhưng chớ có lợi dụng điều đó mãi, vì con giun xéo lắm cũng quằn.
Khi mà những chứng cứ cơ quan nhà nước đưa ra không đủ sức để thuyết phục ai, dù đó là những người hiểu biết non kém nhất về pháp luật để tin rằng: đã có sự thỏa thuận đủ cơ sở pháp lý cho việc chuyển đất đai, nhà cửa của Dòng Chúa Cứu thế cho nhà nước. Cơ quan nhà nước đã dùng đến biện pháp cuối cùng: cái dùi cui, súng đạn và nhà tù.
Để mọi người thấy nó không quá khiên cưỡng, khi cơ quan nhà nước cố tình đẩy mạnh tính nghiêm trọng vụ việc này, giải quyết theo cách mình thích nhằm đạt được cái mà họ muốn. Bằng cách đưa ra một cách mới là chính trị hóa vụ việc khi có người có trách nhiệm của các cơ quan nhà nước nói rằng: “Có những kẻ đứng đằng sau vụ việc ở Thái Hà”?
Ai đứng đằng sau sự việc Thái Hà?
Đó là giáo dân Thái Hà và những giáo dân khác đã đến hiệp thông với họ. Họ là nhân dân, là những công dân của nước Việt Nam với niềm tin sẳt đá vào việc đòi hỏi Công lý và sự thật mà không quản nắng mưa vất vả, không ngại hi sinh ngay cả tính mạng của mình.
Đó là những người ghét cay ghét đắng tệ nạn tham nhũng tràn lan. Đó là những người căm thù sự dối trá đã làm băng hoại xã hội, làm suy đồi đạo đức xã hội.
Đó là cộng đồng Công giáo Việt Nam cũng như trên toàn cầu và cả những người không phải là giáo dân nhưng yêu chuộng công lý, hòa bình.
Và “ đứng đằng sau” họ lớn nhất đó là: Sự Thật, Công lý và tình yêu thương của Thiên Chúa. Là niềm tin yêu vững chắc nhất, mà không một sức mạnh nào có thể khuất phục họ.
Cách nói, cách làm và cách nghĩ
Trên các phương tiện truyền thông, những lời nói hoa mỹ, mị dân luôn được tập trung hàng đầu để người dân tự ru mình trong huyễn hoặc. Trên những tờ báo, mà ngay trang nhất, mục quan trọng nhất và nổi bật nhất là “Học tập đạo đức tư tưởng Hổ Chí Minh”. Nhưng nội dung của những tờ báo đó đã học được gì? Hồ Chí Minh nói: “Việc gì có lợi cho dân, phải hết sức làm, dù là việc nhỏ. Việc gì có hại cho dân, phải hết sức tránh, dù là việc nhỏ”. Ở vụ việc Thái Hà kẻ có lợi là ai?
Có phải đó là những người đã được ăn chia hoặc có quyền lợi khi khu đất của Nhà thờ Thái Hà này được bán cho Công ty Phước Điền, một công ty bất động sản để chia chác cho tư nhân? Hay đó là quyền lợi của hàng vạn giáo dân, và những người nghèo dù không là giáo dân, khi Dòng Chúa Cứu thế tiếp nhận khu đất này để làm nhà thờ, trường học, bệnh viện… nơi chăm sóc những người mà hệ thống nhà nước này đang muốn xã hội hóa để đẩy gánh nặng cho dân?
Điển hình như vừa qua, trong kỳ thi đại học, hàng ngàn thí sinh công giáo cũng như không công giáo được chăm sóc ăn, ở hướng dẫn tận tình với mức trọn gói chỉ là 250.000 đồng trong khi nếu phải tự lo liệu là hàng triệu đồng? Chưa nói đến những công việc phục vụ người nghèo, người ốm đau, bất hạnh như các trại phong, cùi trên miền bắc.
Vậy người ta đặt câu hỏi: Quyền lợi khi chiếm đoạt mảnh đất này sẽ thuộc về ai nếu giáo dân không phát hiện ra? Một câu hỏi mà ông nhà nước chắc khó trả lời rằng “Mọi quyền lợi thuộc về nhân dân” nếu không muốn nhận được một cái cười khẩy.
Tôi thấy trong các văn bản của Nhà nước, của Quốc hội, có những lời kêu gọi thống thiết đồng bào cả nước, hi sinh quyền lợi của cá nhân mình vì sự nghiệp đất nước góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển tốt đẹp…
Trên báo chí, tôi thấy nhiều những người dân hiến đất, hiến nhà cho nhà nước làm đường, làm trường học, làm những công trình từ thiện… nhưng tuyệt nhiên, chưa đọc thấy hoặc chưa thấy những cán bộ của dân, do dân hiến một mét đất nào, một ngôi nhà nào để làm từ thiện. Trái lại, họ càng giữ chặt hơn những gì đã chiếm đoạt được trong thời kỳ làm cán bộ với mức lương ba cọc ba đồng nhưng tài sản thì khó mà kiểm đếm. Đó là một sự thật.
Người ta cũng hỏi: Tại sao chỉ có khu đất này mới có nhu cầu được dùng để làm công trình công cộng sau khi chia chác không thành, mà không phải hàng hà sa số những khu đất khác? Một câu hỏi khó trả lời.
Nhưng một câu hỏi lớn hơn mà người dân Thái Hà cũng như những người yêu chuộng công lý và sự thật đang cần sự giải đáp: Đó là, vì sao chỉ có vụ tranh chấp đất đai này, được các cơ quan nhà nước quan tâm triệt để với cách thức cả vú lấp miệng em, với cách trấn áp bằng tất cả những gì có thể để giải quyết theo ý mình mà không chấp nhận ý kiến của chính đương sự, của những người liên quan.
Phải chăng, chỉ vì đó là một tổ chức của những người Công giáo – Một tổ chức của Công dân hạng hai? Phải chăng, vì họ là những người Công giáo, nên tất cả việc họ làm là vi phạm pháp luật, kể cả việc họ khiếu nại? kể cả việc họ kêu cứu? kể cả việc họ yêu cầu cơ quan bảo vệ pháp luật bảo vệ họ, vì họ cũng chính là những người dân đóng góp những đồng tiền trả cho những lực lượng ấy?
Vậy câu khẩu hiệu: Đoàn kết dân tộc để làm gì? Hay những người Công giáo đó không phải là một bộ phận dân tộc Việt Nam.
Người công giáo Thái Hà hôm nay thấy rất nhiều những việc làm, mà tự họ biết họ đang là ai, nhà nước đang bảo vệ ai? Vụ việc xảy ra khi những người trên đường Thái Hà vào đêm 28/8/2008 diễn ra trước mắt không chỉ người Công giáo, mà là hàng vạn người dân phố Thái Hà, hàng dòng người đông nghịt qua lại trên phố, họ sẽ nghĩ gì, khi được trả lời ráo hoảnh và ngược lại từ các cơ quan nhà nước?
Vụ việc xịt hơi cay vào trẻ em và phụ nữ đang cầu nguyện đêm 31/8/2008 vừa qua, nó là gì nếu không nói là tội ác? Vậy những người có trách nhiệm bảo vệ trật tự trị an ở đó là công an có hàng chục, sao vẫn không ai động tĩnh? Khi giáo dân đề nghị lập biên bản, chính người có trách nhiệm cũng từ chối rất hài hước rằng không đúng quy trình? Lại hỏi rằng ai đã xịt, đưa ra đây? Làm những người chứng kiến không nhịn được cười cho cái sự giả ngây ngô cuả ông cảnh sát. Và ngay ngày hôm say, sự việc đã từ trắng thành đen chính từ những người đã chứng kiến các nạn nhân, biết ai là thủ phạm. Điều đó có để lại lòng tin yêu trong những người dân? Trước hết là những người có mặt hôm đó.
Có phải khi trong tay mình cầm súng, sau lưng mình có nhà tù, thì niềm tin không quan trọng nữa? Hay họ nghĩ rằng: Với 84 triệu người dân Việt Nam, thì con số 1/10 dân chúng Công giáo không có ý nghĩa?
Không, tôi không tin như vậy, chèo thuyền l
à dân, lật thuyền cũng là dân, thì đừng nghĩ mình đủ sức cầm súng được mãi.
Người ta cũng dự báo, có thể sau khi khởi tố vụ án, một số giáo dân được đưa đi tù, một số vào vòng lao lý chỉ vì mấy viên gạch không đáng tiền ăn sáng của quan chức. Nhưng người ta cho rằng, đó chỉ vì, họ đã đòi lại quyền lợi của cộng đồng mà nhà nước không thích cho. Và hơn hết, họ chỉ vì họ là những người Công giáo nên họ biết yêu chuộng sự thật, công lý và tự do mà Chúa đã ban cho mọi người một cách bình đẳng. Vì vậy họ mới xung phong, họ mới nhiệt tình. Cũng chính vì vậy mà họ sẽ không hề ân hận vì những việc mình đã làm và những hệ lụy có thể gặp.
Cần nhớ rằng: Để trấn áp và chiếm đoạt tài sản đó là không dễ dàng khi mà tất cả giáo dân, tu sĩ cũng như những người yêu chuộng sự thật, công lý đã khẳng định sẽ chết nếu cần cho việc bảo vệ Thánh địa này.
Nếu bằng mọi cách, nhà nước được sử dụng mọi biện pháp, mọi thứ vũ khí để chiếm lại đất đai, tài sản này thì với những người giáo dân Thái Hà nói riêng, giáo hội công giáo nói chung có yên lòng và tâm phục khẩu phục chăng?
Chắc chắn là không. Nó sẽ như một miếng đắng bắt họ phải ngậm, bao lâu mà những tài sản đó vẫn chưa về tay họ thì miếng đắng đó còn truyền lại cho đời con, đời cháu, và mối hận ấy sẽ không dễ nguôi ngoai, chỉ chờ dịp là bùng phát.
Vậy khi đó, lòng người có yên, trên dưới có thuận, thiên hạ có thanh bình, nhân tâm có thống nhất để xây dựng giang sơn?
Những câu hỏi đó, luôn là đầu đề cho Nhà cầm quyền đặt ra, trước khi giải quyết một sự việc và có những hành động thể hiện quyền lực của mình.
Với những người đã chiếm đoạt được tài sản đó, hãy nhớ câu này: “Hãy cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất Thánh”.
Như câu kinh hàng triệu Giáo dân công giáo Việt Nam vẫn khấn nguyện hàng ngày: “Tôi lại xin cho đấng trị nước này và các kẻ có chức quyền được đời này bằng an…” chúng ta lại câu xin Thiên Chúa sáng soi cho những con người đang cầm quyền có cách hành xử đúng, để được bình an thật sự trong tâm hồn.
Hà Nội, ngày 1 tháng 9 năm 2008
- J. B Nguyễn Hữu Vinh
Anh Vinh cho em copy baÌi naÌy vêÌ blog em nhen anh!
CaÌm Æ¡n anh viÌ nhưÌng tâm tiÌnh trên. ThâÌ£t loÌng caÌm Æ¡n anh râÌt nhiêÌu, noÌ thÄÌp lưÌa cho em !
By: Mẹ Nấm® on 01/09/2008
at 04:43
Chú cho cháu copy nữa nhé! 🙂
By: Trần Dương on 01/09/2008
at 06:36
xin phép dc post lại bài này bên blog 0ne Wish
By: 0ne Wish on 01/09/2008
at 07:26
cho con copy b�i n�y n���a . hihihi
By: Cánh Hoa Lạc Việt ♫4 †eeñ ♥4 all♫ on 01/09/2008
at 07:28
xin phép post lại bài này bên blog one wish
By: 0ne Wish on 01/09/2008
at 07:33
Xin ÄÄng trên Blog cá»§a bạn:
“MẸ Æ I, ÄOÁI THÆ¯Æ NG XEM NƯá»C VIá»T NAM…”
“Mẹ Æ¡i, Äoái thương xem nưá»c Viá»t Nam,
Trá»i u ám, chiến tranh Äiêu tàn,
Mẹ hãy giÆ¡ tay ban phúc Bình An,
Cho Viá»t Nam qua phút nguy nan”…
Trong dá»p Lá» kính Äức Mẹ Hằng Cứu Giúp tháng 6 nÄm 2008 vừa qua, trưá»c Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre ÄÆ°á»£c rưá»c vá» Äá»n Mẹ á» DCCT Sài-gòn, giữa bài giảng hành hương, tôi có sáng kiến bất ngá» vào phút chót, má»i gá»i các cha các thầy và hàng ngàn anh chá» em Giáo Dân có mặt cùng hát lên bài hát tuyá»t vá»i này. Ngay khoảnh khắc ấy, nhiá»u ngưá»i có mặt Äã giáºt mình cho là tôi bạo quá, liá»u quá, sợ tôi sẽ bá» “ngưá»i ta” chụp mÅ© kết tá»i xách Äá»ng, lại nghÄ© sẽ khó mà có ngưá»i còn nhá» ÄÆ°á»£c bài hát cá» gần 40 nÄm Äá» mà hưá»ng ứng, Äá» cùng hát lên.
Không ngá», quả tháºt không ngá», bài hát chá» vá»n vẹn có 4 câu ngắn ngá»§i ấy cá»§a cá» nhạc sÄ© Hải Linh, Äã ÄÆ°á»£c cá»ng Äoàn cất lên vang dá»i khắp Äá»n Äức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài-gòn. Chá» má»t sá» các bạn trẻ sinh sau biến cá» 1975 là hÆ¡i bá» ngẩn ngÆ¡, nhưng Äến lượt hát thứ hai thì cả há» nữa, cÅ©ng hòa ÄÆ°á»£c vào vá»i các anh chá» lá»n, các cô bác Äứng tuá»i, các cụ già da má»i tóc bạc.
Äến lần hát thứ ba thì má»i ngưá»i Äã nưá»c mắt giàn giụa, như thá» ná»i Äau lâu nay phải ká»m hãm, gá»i sâu táºn Äáy những ná»i niá»m cÆ¡ cá»±c tá»§i thân, bây giá» “ÄÆ°á»£c lá»i như cá»i tấm lòng”, Äã báºt lên, Äã òa vỡ, Äã ứa tràn thành những Äợt sóng cầu nguyá»n dâng lên Mẹ.
Vâng, cứ ngỡ bài hát sẽ không còn hợp thá»i, Äã lui vào quá khứ thương Äau cá»§a má»t Viá»t Nam tang tóc vì chiến tranh, Äiêu tàn vì ly tán chia cách Äôi miá»n Bắc Nam. Thế nhưng…
Äêm thắp nến cầu nguyá»n thứ nÄm 28.8.2008 vừa qua, má»t lần nữa, tại Äá»n Äức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài-gòn, tôi lại má»i toàn thá» Nhà Dòng cùng vá»i hÆ¡n 3.000 anh chá» em Giáo Dân cất lên bài hát bất há»§ này. Má»i ngưá»i lại khóc, tôi cÅ©ng vừa hát vừa nghẹn ngào.
Những ngày này, “chiến tranh” lại Äang bùng phát tại Thái Hà, Hà Ná»i, sau biết bao ngày âm á» nÆ¡i Äây cÅ©ng như á» hàng trÄm nÆ¡i khác cá»§a quê hương Viá»t Nam. Chiến tranh không có bom Äạn nhưng tàn bạo không kém vì ngưá»i ta Äã sá» dụng hÆ¡i cay, dùi cui và roi Äiá»n Äá» tấn công và trấn áp những ngưá»i dân vô tá»i chá» muá»n cầu nguyá»n như là má»t phương cách Äá» Äòi thá»±c thi Công Lý và Hòa Bình.
Mà trá»i Æ¡i, ngưá»i ta tá»± hào là Äang xây dá»±ng trong Hòa Bình và Äạt ÄÆ°á»£c những thành tá»±u hy hữu, tá»c Äá» tÄng trưá»ng chóng mặt, thế nhưng cái giá phải trả là tham nhÅ©ng từ trên xuá»ng dưá»i, ô nhiá» m từ ngoài vào trong, còn lương tri con ngưá»i thì bá» thoái hóa trầm trá»ng, Äặc biá»t thá» hiá»n qua hai ngành cần phải có lương tâm hÆ¡n hết là y tế và giáo dục.
Không còn chiến tranh ngoài mặt tráºn nhưng lại có khá»§ng bá» và giết hại Äá»i vá»i hàng triá»u thai nhi bé bá»ng má»i nÄm. Không có ngưá»i chết vì bom rÆ¡i Äạn lạc nhưng sá» ngưá»i chết vì tai nạn giao thông, lao Äá»ng, và môi trưá»ng còn nhiá»u hÆ¡n gấp chục lần. Ngưá»i ta xây dá»±ng ÄÆ°á»£c bao nhiêu là cao á»c vÄn phòng, chung cư và sân golf nhưng lại tưá»c Äoạt vô vàn những mảnh ruá»ng, những khoảnh vưá»n, những ngôi nhà và ao cá cá»§a ngưá»i dân nghèo ngoại thành và nông thôn.
Và trÆ¡ trẽn nhất, ngang ngược nhất là những hành xá» Äá»i vá»i lãnh vá»±c tín ngưỡng tôn giáo. Ngưá»i ta ban hành những thứ luáºt Äá» hợp pháp hóa những chuyá»n vi hiến trắng trợn ngay trưá»c Äó rá»i bảo má»i ngưá»i phải thượng tôn luáºt pháp. Bao nhiêu cÆ¡ sá» Äất Äai sá» hữu cá»§a các tôn giáo bá» trưng dụng cho chuyá»n công ích cuá»i cùng lại xoay ra kinh doanh vÅ© trưá»ng, khách sạn, nhà hàng, tháºm chí… mãi dâm công khai ! Nhà Thá» biến thành kho hợp tác xã. Cung Thánh thành piste nhảy Äầm. Rá»i “cứt trâu Äá» lâu hóa bùn”, ngưá»i ta Äem chia nÄm xẻ bảy, bán chuyá»n tay nhau lấy tiá»n bá» túi tham ô.
By: FIAT - XIN VÂNG on 01/09/2008
at 12:29
( tiếp theo và hết )
“Trá»i u ám, chiến tranh Äiêu tàn” tháºt sá»± rá»i ! Dân oan kéo nhau từ miá»n quê rần rần lên thành phá», ra trung ương khiếu kiá»n Äã bá» trấn áp như thá» há» là má»t bá»n phản Äá»ng. Giáo Dân dá»±ng lá»u túc trá»±c ngày Äêm giữ Äất bằng lá»i cầu nguyá»n thì bá» vu khá»ng là má»t bá»n Än cưá»p. Mấy bà dân tá»c Mưá»ng Äánh cá»ng khua chiêng Äá» thay cho tiếng lương tâm Äang bá» bóp nghẹt thì lại bá» lôi Äi xá»nh xá»ch, dí roi Äiá»n, Äấm thẳng vào mặt Äến Äá» máu.
Váºy mà tất cả cái khá»i oan khiên ấy không Äánh lại, không chá»i lại, không xô xát. Cứ kiên trì bất bạo Äá»ng, cứ nhẫn nại cầu nguyá»n. Há» có Äiên không chứ ? Ngưá»i ta Äang rình chá» mình há» hênh, lá»t vào cái bẫy khiêu khích hèn hạ là y như rằng có cá» Äá» xảy ra má»t thứ “Thiên An Môn” như Äã từng xảy ra cho các sinh viên bên Trung Quá»c ngày 4.6.1989, bảy tám trÄm bá» chết và bảy tám ngàn bá» thương. Thế mà Äám Äông quần chúng á» Viá»t Nam hôm nay lại “Äiên” tháºt ! Há» cứ cất cao lá»i hát Kinh Hòa Bình vá»i Äấng há» tin là Thần Linh Thánh Ái.
Và bây giá» thì từ Miá»n Nam, ngược qua Miá»n Trung, vá»ng ra Miá»n Bắc, tôi tin chắc những ngưá»i thiá»n chí, lòng Äầy Bình An, sẽ lại có thêm má»t lá»i khẩn nguyá»n thiết tha vá»i Ngưá»i Mẹ thiêng liêng cá»§a mình, Äá» hát chung vá»i nhau trong nưá»c mắt cáºy trông và hy vá»ng:
“Mẹ Æ¡i, Äoái thương xem nưá»c Viá»t Nam,
Trá»i u ám, chiến tranh Äiêu tàn,
Mẹ hãy giÆ¡ tay ban phúc Bình An,
Cho Viá»t Nam qua phút nguy nan”…
Lm. QUANG UY, DCCT, thứ bảy 30.8.2008
By: FIAT - XIN VÂNG on 01/09/2008
at 12:30
Bài viết cá»§a chú tháºt sá»± sâu sắc và thấu tình hợp lý !.
By: Tommy Vu on 02/09/2008
at 00:40
Chúa dạy rằng: “Khi ngưá»i ta tát má bên phải, thì hãy chìa má trái cho há»” Äiá»u Äó Äá» nói rằng: Hãy xá» sá»± bằng tình yêu thương thay cho háºn thù.
Sao các con cá»§a Chúa lại không nghe lá»i?
By: Tôi on 02/09/2008
at 09:03
@bình thưá»ng thôi: Nếu bạn Äá»c kỹ câu Äó thì bạn sẽ hiá»u thôi. Câu Äó chá» nói giÆ¡ má lên có hai lần thôi nhé, chìa Äến má trái thôi, chứ còn tát Äá» ngưá»i ta nát cả mặt thì cái tay kia phải Äi trưá»c cái mặt chứ bạn?
Không nên lợi dụng sá»± tha thứ cá»§a ngưá»i theo Chúa Äá» có thá» làm càn má»i viá»c.
By: J.B. Nguyễn Hữu Vinh on 02/09/2008
at 11:51