Trong cuộc thăm viếng Việt Nam của Tổng Thống Bil Clinton trước đây, vào tháng 11/2000, ông đọc hai câu thơ Kiều khi đề cập chiều hướng phát triển của quan hệ hai nước:
“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”.
Thế rồi, mới đây, khi đón tiếp Nguyễn Phú Trọng, Phó Tổng thống Mỹ Biden cũng đã lẩy hai câu Kiều như sau:
“Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”
Lẽ ra, với tư cách là người Việt Nam, nơi xuất xứ ra Truyền Kiều, ông Nguyễn Phú Trọng và cả đoàn cao cấp Việt Nam sẽ không bỏ lỡ dịp này để truyền bá văn hóa Việt Nam cho người Mỹ và thế giới đang chăm chú theo dõi. Nhưng không, cả hai lần, phía Việt Nam đã coi như không nghe thấy và coi như không hưởng ứng.
Thiết nghĩ rằng, Truyện Kiều đã đi sâu vào nền văn học và đời sống Việt Nam từ rất lâu. Từ ngâm Kiều, lẩy Kiều, nhại Kiều rồi thậm chí còn cả Bói Kiều.
Nhân dịp này, chúng ta thử lẩy một số đoạn Kiều trong bối cảnh Việt Nam:
(Hình ảnh từ mạng Internet. Thơ được trích từ Truyền Kiều của Nguyễn Du)


Sao bằng lộc trọng quyền cao,
Công danh ai dứt lối nào cho qua?
Nghe lời nàng nói mặn mà,
Thế công Từ mới trở ra thế hàng.
Chỉnh nghi tiếp sứ vội vàng,
Hẹn kỳ thúc giáp quyết đường giải binh.


Bớt lời, liệu chớ sân si, thiệt đời !
Nàng rằng: Thề thốt nặng lời,
Có đâu mà lại ra người hiểm sâu !

Dễ dò rốn bể khôn lường đáy sông!
Mà ta suốt một năm ròng,
Thế nào cũng chẳng giấu xong được nàọ




Nói rồi, rồi lại ăn lời được ngay !

Thôi đà mắc lận thì thôi !
Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh?
Bạc tình, nổi tiếng lầu xanh,
Một tay chôn biết mấy cành phù dung !
Hà Nội, 10/7/2015
- J.B Nguyễn Hữu Vinh
Trả lời